Cách tốt nhất để kiểm soát mâu thuẫn nơi công sở là đánh tan sự tự tôn (ảnh minh họa: Internet)
Hiểu rõ kế hoạch cho tương lai
Tập
trung vào kế hoạch bạn đã vạch ra cho tương lai của mình và thực hiện
trong một khoảng thời gian nhất định. Kế hoạch đó có thể bao gồm “tạm
trú” ở công ty để đạt được quỹ hưu trí, phúc lợi về sức khỏe hoặc một lá
thư giới thiệu tốt đẹp,… Hay đó có thể là một chiến lược thăng tiến.
Bạn biết đấy, một hồ sơ đẹp của nhà lãnh đạo tương lai không có chỗ cho
những mâu thuẫn, những bất hòa trong quá khứ. Khi bạn hiểu những mong
muốn của mình trong tương lai, bạn sẽ biết cách nhìn nhận hiện tại, tập
trung vào các vấn đề quan trọng và kìm chế cảm xúc vì mục tiêu chung đã
đề ra.
Xác định quan điểm rõ ràng và đúng đắn
Những
bất đồng thường xuất hiện khi bạn quyết liệt bảo vệ quan điểm của mình
dẫu đó là một quan điểm chưa thực sự chính xác hoặc bạn là người không
có lập trường riêng. Nguyên nhân này khiến những mâu thuẫn nơi công sở
diễn ra liên tục và khó tháo gỡ. Tuy nhiên, đứng trước tình hình đó, bạn
hãy dành riêng cho mình những khoảng lặng để xem xét và tìm hướng giải
quyết. Một là bạn sẽ phải học cách sống cùng với nó, hai là bạn thay
đổi. Thay đổi những quan điểm chưa “chuẩn”, học cách lắng nghe và thậm
chí là học cách đối xử với đồng nghiệp bằng tấm lòng vị tha.
Điều khiển phản ứng của bạn
Bạn
không thể kiểm soát hành động, suy nghĩ và cảm xúc của người khác nhưng
bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được phản ứng của riêng mình. Thay đổi
cách bạn phản ứng với những gì đang xảy ra là cách giúp hạn chế các mâu
thuẫn một cách đáng kể. Hãy nghĩ tới việc bạn đang ở trong hoàn cảnh
nào, bạn đang giao tiếp với ai để có những cách ứng xử phù hợp.
Đầu tư công sức đúng chỗ
Một
câu hỏi đặt ra là bạn tiêu tốn bao nhiêu cống sức “đầu tư” vào những
mâu thuẫn này? Bạn thu được những lợi lộc gì và nó có thúc đẩy con đường
thăng tiến của bạn hay không? Nếu câu trả lời là không thì chấm dứt nó
ngay hoặc đừng bao giờ để nó xảy ra. Khi bạn đầu tư công sức vào bất kì
một việc gì, bạn cũng đều mong muốn một kết quả như ý. Nhưng nếu bạn
“đầu tư” vào những mâu thuẫn này, điều duy nhất bạn nhận được đó là sự
mệt mỏi.
Hiểu vai trò của bạn trong cuộc xung đột
Nếu
bạn là người khơi mào cho mọi xung đột hoặc nhẹ nhàng hơn là một vài
phản ứng thái quá của bạn khiến mâu thuẫn dâng cao. Hãy đứng ra nhận
trách nhiệm và giải quyết nó ngay. Mọi mâu thuẫn đều có cách giải quyết,
điều quan trọng là từng người làm nên mâu thuẫn hiểu được vai trò của
họ trong đó để có cách ứng xử sao cho phù hợp.
Hiểu trách nhiệm của bản thân đối với công việc
Cố
gắng hoàn thành công việc của bạn là lẽ đương nhiên, nhưng có nhiều
người lại thích “chen chân” sang phần việc của đồng nghiệp khác. Đây
cũng chính là nguyên nhân khiến mâu thuẫn nảy sinh. “ Hạn chế mâu thuẫn
bằng cách tôn trọng công việc của đồng nghiệp, đừng bao giờ nói với đồng
nghiệp những câu đại loại anh phải làm thế này hay chị phải làm thế
kia. Khi bạn “bon chen” sang phần việc không phải của bạn, không thuộc
trách nhiệm của bạn, bạn sẽ không chỉ mang tiếng “ăn cơm nhà vác tù và
hàng tổng” mà còn trực tiếp tạo nên sự cạnh tranh, dẫn đường cho căng
thẳng và dần phá vỡ sự hòa bình chốn công sở”, Vivian chia sẻ.
0 Ý kiến:
Post a Comment
Hãy chia sẻ những nhận xét, góp ý của bạn với Blog kỹ năng bằng cách nhập vào khung dưới đây nhé!
- Bạn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách) là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bạn nhé! :-)