Để nhận được sự ủng hộ tối đa từ người tham khảo, bạn nên:
Cân nhắc thật kỹ trước khi chọn
Jayne
Mattson, phó chủ tịch của Keystone Associates, một công ty tư vấn quản
trị có trụ sở tại Boston, Mỹ, đưa ra định nghĩa về người giới thiệu là
người:
- Muốn bạn thành công
- Nắm được điểm mạnh, sự thông thái và tiềm năng phát triển của bạn
- Bạn cảm thấy tự tin và hài lòng khi anh/ cô ấy là người tham khảo cho bạn
Hãy
chú ý tới những người ở vị trí cao hoặc có khả năng mang đến những
thông tin giá trị. " Thông thường, nhà tuyển dụng muốn hỏi những người
tham khảo chuyên nghiệp, người đã từng làm việc cùng bạn hoặc người có
thể nhận xét về kỹ năng và thành tích của bạn. Ngoài ra, cũng có trường
hợp công ty muốn tìm hiểu về đời sống, tính cách của bạn qua những người
tham khảo ngoài công việc. Vì vậy, bạn nên có ít nhất 3 - 4 người tham
khảo, lý tưởng nhất là sếp cũ, đồng nghiệp, cấp dưới hoặc người từng làm
việc cùng bạn trong 1 dự án đặc biệt nào đó", Tracy A. Cashman, giám
đốc điều hành của bộ phận IT thuộc công ty tuyển dụng Winter Wyman, cho
biết.
Thêm
vào đó, người tham khảo nên nhiệt tình và có khả năng thuyết phục người
khác về khả năng của bạn. Cashman nói thêm: " Sẽ thật tồi tệ nếu người
tham khảo của bạn chỉ trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách cộc
lốc, " có" hoặc " không" mà không đưa ra bất cứ thông tin cụ thể nào".
Tương
tự, Mattson cũng cẩn thận nhắc bạn tránh chọn những người không có mối
quan hệ tốt trong công việc với mình và những người làm việc với cách
bạn cách đây nhiều năm mà không nắm được thông tin hiện tại về sự nghiệp
của bạn. Còn nếu chọn người hiện tại làm việc cùng bạn, hãy chắc chắn
đó là người đáng tin cậy.
Hỏi ý kiến người tham khảo trước khi ghi vào CV
Cho dù người tham khảo là bạn, đồng nghiệp thân thiết của bạn, hãy hỏi ý kiến của họ trước khi ghi vào CV bởi:
- Nó thể hiện sự chuyên nghiệp và lịch sự của bạn
- Nó cho phép người tham khảo có thời gian để chuẩn bị và không bị bất ngờ khi có cuộc gọi đến
- Phản ứng của họ ( sẵn sàng hay chần chừ ) giúp bạn xác nhận họ có phải là người tham khảo tốt hay không
Lavie Margolin, chuyên gia nghề nghiệp và tác giả cuốn Hướng dẫn tìm việc thành công,
cảnh báo rằng dù người đó đồng ý nhưng chưa chắc anh/ cô ấy đã là người
tham khảo tốt. Margolin nói: " Người quản lý có thể có ấn tượng khác
với bạn về chất lượng công việc bạn mang lại. Hoặc sếp muốn níu kéo,
không để bạn ra đi". Do đó, đừng chủ quan, hãy sắp xếp một cuộc nói
chuyện thân mật với người tham khảo tiềm năng và hỏi suy nghĩ của họ về
bạn cũng như những gì họ sẽ chia sẻ với nhà tuyển dụng.
Bên
cạnh đó, hãy liên lạc thường xuyên với người tham khảo của mình. Thảo
luận về vị trí và chỉ ra những yếu tố cốt lõi bạn muốn cố gắng nhấn mạnh
có thể giúp anh/ cô ấy chuẩn bị câu trả lời cho nhà tuyển dụng một cách
tốt nhất.
Đảm bảo nhà tuyển dụng có thể liên lạc được với người tham khảo
Sau khi đã xác định những người tham khảo cuối cùng, hãy lập một danh sách những thông tin cơ bản về từng người, bao gồm:
- Họ tên đầy đủ
- Chức vụ công việc
- Mối quan hệ với bạn ( đồng nghiệp hay người quản lý )
- Tên công ty
- Địa chỉ
- Thông tin liên lạc: số điện thoại, email
Sau
đó, xác nhận lại thường xuyên với họ rằng những thông tin đó không thay
đổi. Người giới thiệu tốt nhất có thể trở nên vô dụng nếu nhà tuyển
dụng không thể liên lạc với anh/ cô ấy.
Vũ Vũ
Theo CareerBuilder
0 Ý kiến:
Post a Comment
Hãy chia sẻ những nhận xét, góp ý của bạn với Blog kỹ năng bằng cách nhập vào khung dưới đây nhé!
- Bạn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách) là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bạn nhé! :-)