Trên thực tế, một trong những cách tốt nhất để hoàn thành mọi việc là bạn hãy ngừng suy nghĩ để bắt tay hành động.
Lẽ
dĩ nhiên, việc suy nghĩ quá nhiều là điều không phải chỉ xảy ra với một
số ít người. Rất có thể, đó là một trong những rắc rối khiến người ta
phải tìm tới các cuốn sách hoặc website dạy kỹ năng sống. Và đó cũng là
một trong những điều ngăn cản con người đạt được mong muốn sau khi đã
hấp thụ rất nhiều lời khuyên hữu ích.
Vì một
lẽ rằng, sau khi đã đọc tới 5 cuốn sách, bạn sẽ suy nghĩ, lên kế hoạch,
và lại suy nghĩ thêm một chút. Bạn bị lạc lối giữa những suy nghĩ đó.
Nếu bạn là người suy nghĩ quá nhiều thì việc cứ quẩn quanh với những
kiến thức đó chỉ là một cách trì hoãn sáng tạo mà thôi.
Tất
nhiên chúng ta không bảo việc suy nghĩ là không tốt. Nhưng nếu cứ chỉ
suy nghĩ mãi thì cũng chẳng giúp ích được gì cho bạn. Và đây là một vài lý do cho thấy vì sao lại như thế.
Suy nghĩ không thể thay thế được hành động
Dường như luôn có một ao ước
khi người ta suy nghĩ quá nhiều là, suy nghĩ sẽ phần nào thay thế được
hành động. Ao ước đó là, nếu bạn chỉ nghĩ vừa đủ thôi, bạn có thể tìm ra
cách dễ dàng hơn để đạt được điều mình muốn mà không phải thực sự làm
gì.
Nếu
không hành động, bạn gần như sẽ chẳng bao giờ có được điều mình muốn.
Thế nên, suy nghĩ quá nhiều có thể trở thành nơi bạn lẩn trốn hành động
và sau đó tự nhủ với mình, theo nhiều cách khác nhau, những suy nghĩ đó
đã giúp bạn như thế nào. Mặc dù tự bản thân, bạn hiểu sâu sắc những gì
mình muốn và cần là hành động.
Bạn phức tạp hóa mọi thứ
Mọi
việc đều khó khăn và cực nhọc? Vâng, có thể là như vậy. Nhưng bạn cũng
cần xem xét, liệu có phải chính bạn đang làm cho mọi thứ phức tạp hơn
không.
Khi
suy nghĩ quá nhiều, bạn sẽ làm mọi việc càng trở nên phức tạp hơn trong
ý nghĩ. Bạn có thể biến điều gì đó từ rất đơn giản thành vấn đề cực kỳ
phức tạp và trở thành rắc rối to. Vậy là nó sẽ đi từ một việc đáng lẽ
bạn có thể làm với đôi chút khó chịu và kiên nhẫn thành một trận chiến
kinh khủng mà bạn phải nhấn lên từng li một.
Có một vấn đề ở đây là, khi những
gì bạn phải làm khó khăn và phức tạp, bạn cũng như những người khác
thường có suy nghĩ, việc đó phải rất quan trọng. Vậy là bạn cảm thấy
mình quan trọng. Chính cảm giác về sự quan trọng này làm cho mọi việc
trở thành chướng ngại lớn lao.
Điều
này có thể tạo thành thói quen, cứ khi bạn đang nỗ lực hay đang cố gắng
tiến về phía trước, bạn lại hình dung ra những người khác đang nằm nhà,
lười biếng trên ghế sofa xem ti vi. Điều đó có thể khiến bạn mạnh mẽ
hơn. Nó cũng sẽ khiến bạn có cảm giác tiêu cực về người khác.
Tuy
nhiên, bạn cũng có thể không muốn làm cho mọi thứ trở nên khó khăn hơn
với mình. Bạn không cần phải là một người nổi loạn chống lại cả thế
giới. Bạn có thể chỉ cần chấp nhận những gì mình đã chọn. Và những người
khác cũng chọn làm những việc khác.
Những
khía cạnh tích cực trong việc cảm giác về sự quan trọng hay cứ nghĩ
mình là một kẻ vô danh tiểu tốt có thể sẽ khiến bạn khó từ bỏ được ý
niệm về những gì bạn đang làm có thể không khó khăn và phức tạp. Nhưng
khi làm như vậy, hẳn bạn sẽ thấy thư thái hơn và mọi việc có xu hướng dễ
hoàn thành hơn.
Bạn
có thể sẽ kiểm soát được sự khó khăn của sự việc tới một mức độ nào đó.
Rất nhiều khó khăn sẽ gia tăng trong óc bạn. Hãy thử loại bỏ ý nghĩ về
việc một điều gì đó khó khăn như thế nào ra khỏi tâm trí và xem điều gì
sẽ xảy ra. Bạn sẽ thấy nhẹ nhõm. Và bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi thấy mình
đã phức tạp hóa cuộc đời hơn mức cần thiết như thế nào.
Bạn sẽ làm việc tệ hơn
Nếu
suy nghĩ quá nhiều, bạn sẽ phức tạp thêm mọi việc. Vậy là bạn sẽ lo
lắng hơn và thường xuyên nghi ngờ mình. Điều đó cũng khiến bạn tập trung
vào công việc khó khăn hơn. Bạn dễ dàng bị trượt vào những viễn cảnh
tương lai thay vì phải tập trung vào những việc bạn cần làm ngay lúc
này.
Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng tới công việc của bạn và làm sản sinh những kết quả tồi tệ không đáng có.
Để không “cả nghĩ”
Có 3 điều bạn có thể vận dụng để gây dựng thói quen không suy nghĩ quá nhiều:
1. Nhận thức rõ vấn đề của mình
Bạn
cần nhận thức rõ rằng bạn vốn có tính hay suy nghĩ. Hãy luôn ý thức về
điều đó trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, bạn có thể làm điều này
với một tờ giấy ghi chú rằng “Đừng suy nghĩ quá nhiều về mọi thứ. Hãy
hành động!” hay viết thêm điều gì đó cùng với những dòng này.
Khi
hiểu rõ thói quen của mình và luôn tự nhắc nhở bản thân, bạn sẽ biết
chọn lựa khi làm việc, biết ngăn chặn bản thân những lúc sa đà và chọn
làm điều có ích hơn. Theo thời gian, bạn sẽ cảm thấy, việc thoát ra
những suy nghĩ luẩn quẩn dễ dàng hơn và không bị quay trở lại những ý
nghĩ ấy trong khoảng nửa hoặc 1 giờ sau đó.
2. Đặt hạn chót cho những quyết định
Thay
vì suy nghĩ về điều gì đó trong suốt nhiều ngày, hãy tự nhủ bạn chỉ có
30 phút để suy nghĩ thôi. Do đó, bạn phải đưa ra quyết định.
Thậm
chí, bạn cũng nên đặt ra giới hạn thời gian nhỏ hơn với những quyết
định không quan trọng lắm. Chẳng hạn, bạn không nên luẩn quẩn, mất thời
gian với những quyết định kiểu như “tôi sẽ tập thể dục”, “tôi sẽ gọi
điện thoại”, “tôi sẽ thử món này hay cái gì đó” khi cảm thấy có chút
ngáng trở bên trong. Trong những trường hợp này, tôi sẽ quyết định ngay
khi nghĩ tới nó trong vài giây và bắt đầu hành động.
Nếu
bạn cứ chờ đợi, dù chỉ trong một hay vài phút thôi, cũng đã đủ tạo nên
nghi ngờ và những bào chữa không cần thiết, và chúng sẽ kéo ì bạn lại.
Lực cản tinh thần trong tâm lý, vốn có thể trở thành áp lực khá lớn
trong suốt nhiều ngày hoặc nhiều tuần, sẽ được giảm bớt đi nếu bạn làm
theo cách này.
3. Tập trung vào hiện tại
Hãy
tập trung vào những gì ở ngay trước mắt bạn thay vì lãng đãng trôi về
quá khứ hay một tương lai sẽ tới trong thời gian dài tiếp theo. Chẳng
hạn, một người chơi tennis sẽ không thể nghĩ nhiều trong lúc đang chơi.
Họ chỉ tin tưởng vào cảm giác của mình và chơi theo nhịp điệu tự nhiên.
Cơ thể của người chơi, sau nhiều năm luyện tập, sẽ vận động rất tự
nhiên.
Điều
tương tự thế cũng sẽ diễn ra với rất nhiều điều trong cuộc sống hàng
ngày. Bạn không cần phải nghĩ nhiều về mọi việc. Bạn có thể chỉ sống với
hiện tại và để cho mọi hành động đúng đắn diễn ra một cách tự nhiên.
Điều
này thoạt nghe có vẻ không được đúng lắm, nhưng nếu bạn chỉ làm những
việc ở thực tại, bạn sẽ khám phá ra, những kết quả thu được thường sẽ
tốt hơn khi bạn suy nghĩ quá nhiều. Cũng giống với người chơi tennis,
bạn cần biết việc đúng đắn nào cần làm và cách làm nó tốt nhất sau nhiều
năm kinh nghiệm. Bạn chỉ cần bỏ đi quá nhiều những suy nghĩ đang làm
phân tán trí óc bạn. Và nhất là, phải tin tưởng vào khả năng của chính
mình.
Tất
nhiên, việc nuôi dưỡng và phát triển thói quen sống với khoảnh khắc
thực tại là điều cần sự kiên trì, nhẫn nại. Nhưng đó là một trong những
khó khăn rất cần được nỗ lực vượt qua.
Đỗ Dương
Theo Scribd
0 Ý kiến:
Post a Comment
Hãy chia sẻ những nhận xét, góp ý của bạn với Blog kỹ năng bằng cách nhập vào khung dưới đây nhé!
- Bạn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách) là Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bạn nhé! :-)