Khi bạn đứng đầu một doanh nghiệp, một phòng ban hay đơn giản bạn chỉ là một nhân viên bình thường bạn cũng phải liên tục ra các quyết định trong công việc cũng như cuộc sống hàng ngày.
Một sự lựa chọn đúng đắn có thể làm thay đổi cuộc đời của bạn

Nhưng đã bao giờ bạn cảm thấy “nuối tiếc” vì những lần ra quyết định của mình? Câu trả lời chắc hẳn là có và có rất nhiều. Các bước ra quyết định sau đây có thể giúp bạn ra những quyết định chuẩn xác nhất.

Xác định vấn đề cần giải quyết: Câu hỏi đầu tiên khi ra quyết định bạn cần là: Vấn đề mà bạn đang giải quyết là gì? Một câu hỏi đơn giản ai cũng biết nhưng mọi người lại rất hay lãng quên trong quá trình ra quyết định. Chúng ta thường hành động và bị sự chi phối của những hiện tượng bề nổi mà quên đi cái gốc mà chúng ta cần giải quyết là gì để rồi đầu tư các nguồn lực vào những điểm không cần thiết. Thu thập thông tin, phân tích thông tin và xác định vấn đề thành công là bạn đã thắng lợi 50% của quá trình ra quyết định.

Xây dựng tiêu chí ra quyết định và giải quyết vấn đề: Mọi quyết định đưa ra đều phải dựa trên những tiêu chí rõ ràng. Có lẽ đây là một cái yếu của người Việt, đa phần chúng ta đều đưa ra các quyết định dựa trên cảm tính của mình. Muốn có những quyết định hiệu quả bạn cần xây dựng các tiêu chí lựa chọn, tiêu chí càng rõ rang bao nhiêu bạn càng có cơ hội ra quyết định chuẩn xác bây nhiêu. Các tiêu chí lựa chọn bạn đưa ra phải căn cứ vào mục đích vấn đề và kết quả mà bạn muốn hướng tới. Trong các tiêu chí đưa ra bạn cũng cần phải chọn 1 tiêu chí mang tính chất cốt lõi khi đưa ra quyết định.

Dự kiến các giải pháp: Một vấn đề được đưa ra sẽ có rất nhiều con đường tiếp cận và cách thức giải quyết. Lời khuyên cho bạn là hãy tiếp cận vấn đề từ nhiều hướng hoặc tham khảo ý kiến của nhiều người để có cái nhìn toàn cảnh trước khi đưa ra quyết định. Hãy liệt kê tất cả các giải pháp mà bạn có thể có được.

Lựa chọn giải pháp tối ưu: Dựa trên các tiêu chí bạn đưa ra phần trước, bạn cần chọn cho mình một giải pháp tối ưu nhất cho quá trình ra quyết định của mình. Giải pháp tối ưu là giải pháp mà bạn sẽ vẫn đạt được mục đích của mình, vẫn đảm bảo nguyên tắc nhưng vẫn có thể tiết kiệm được các nguồn lực tốt nhất.

Truyền đạt và xây dựng kế hoạch thực hiện: Nhiều người không thành công trong việc ra quyết định tập thể bởi khả năng truyền đạt hạn chế hoặc quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch không đảm bảo. Là người đứng đầu bạn cần đảm bảo quá trình truyền tải của mình hiệu quả bằng cách kiểm tra lại cách hiểu của người nhận thông điệp qua việc họ phản hồi bằng ngôn từ của họ.  Bạn cũng cần có một kế hoạch thực thi quyết định rõ ràng và phân công nhiệm vụ cụ thể cho những người thực hiện.

Kiểm tra quá trình thực hiện: Không phải có kế hoạch tốt là quyết định sẽ được triển khai. Bạn cần phải thường xuyên theo dõi, tiếp nhận các phản hồi và điều chỉnh giải pháp nếu cần thiết trong quá trình thực hiện. Bạn phản căn cứ vào các tiêu chí đã đưa ra cũng như mục tiêu mà bạn hướng tới để đảm bảo quyết định của bạn thực hiện có hiệu quả. Trong trường hợp nguồn lực và quyền hạn của bạn không đủ bạn cần nhận sự hỗ trợ của cấp trên.

Đánh giá và tổng kết kế hoạch: Đây là bước rất quan trọng nhưng nhiều người lại không nhận thức đúng hoặc làm nó một cách qua loa. Sau mỗi lần ra quyết định, bạn cần căn cứ lại các tiêu chí mình đã đưa ra, kết quả mà bạn mong muốn để đánh giá kết quả mà bạn đã đạt được. Hãy thẳng thắn rút ra những kinh nghiệm và bài học để lần sau mình thực hiện tốt hơn. Hai câu hỏi cơ bản của một quá trình ra quyết định hiệu quả bạn cần ghi nhớ là: Cái gì đã tốt rồi và cái gì cần tốt hơn?

0 Ý kiến:

Post a Comment

Hãy chia sẻ những nhận xét, góp ý của bạn với Blog kỹ năng bằng cách nhập vào khung dưới đây nhé!

- Bạn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách)Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bạn nhé! :-)

 
Top