Stress là một thuật ngữ có giới hạn rộng dùng để chỉ những trạng thái của con nguời xuất hiện do phản ứng với những tác động đa dạng từ bên ngoài.
Stress gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng trong công việc và cuộc sống



Khái niệm stress đầu tiên xuất hiện trong sinh học dùng để chỉ phản ứng bình thường của cơ thể đối với bất cứ một tác động có hại nào, sau đó stress bắt đầu được sử dụng để miêu tả các trạng thái của cá nhân đối với các điều kiện bên ngoài ở các mức độ sinh lý, tâm lý, hành vi.

Trong cuộc sống hàng ngày, con người liên tục chịu tác động của các stress khác nhau trong các thời điểm khác nhau hoặc cùng một lúc. Cá thể và stress là mối tương quan giữa tác nhân kích thích và phản ứng của cơ thể, nói cách khác nó vừa chỉ tác nhân công kích, vừa chỉ phản ứng của cơ thể (về mặt tâm lý, sinh học và tập tính). Trước các tác nhân công kích đó cơ thể thích nghi với môi trường xung quanh, có sự cân bằng mới sau khi chịu những tác động đó.


Do vậy khái niệm stress không hoàn toàn được hiểu theo nghĩa tiêu cực, mà nó còn có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của cá thể.


Tuy nhiên khi cơ thể không đáp ứng và thích nghi được trước sự tác động của các stress đó thì sẽ gây ra các rối loạn (mà chủ yếu là các rối loạn về mặt tâm lý), ảnh hưởng đến sự phát triển của cá thể.


Trẻ em với đặc điểm cơ thể đang phát triển và trưởng thành về mọi mặt, qua nhiều giai đoạn khác nhau, dễ chịu tác động của các stress gây ra những rối loạn về tâm sinh lý, trong đó những bệnh tật cơ thể cũng là một stress đối với trẻ.

- Phản ứng sinh lý của cơ thể trước stress

Phản ứng của cơ thể được biểu hiện bằng hội chứng đặc hiệu dưới dạng những thay đổi trong các hệ thống sinh học do các nguyên nhân không đặc hiệu gây ra [30]. Hội chứng đặc hiệu này còn gọi là “Hội chứng S” hay “Hội chứng thích nghi toàn thân” (General Adaptation Syndrome – GAS), với sự tham gia của hệ thần kinh trung ương (vỏ não, hồi hải mã, tổ chức lưới), hoạt động của vùng dưới đồi, tuyến yên, vỏ – tuỷ thượng thận, hệ thần kinh thực vật, hệ miễn dịch.

- Phản ứng tâm lý

Trước tác động của stress, các cá thể có sự tiếp nhận hay chống lại stress, đây là phản ứng mang tính cá thể, nghĩa là khác nhau tuỳ thuộc vào từng cá thể, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tình huống gây stress, hoàn cảnh xung quanh, nhân cách – khí chất, tập tính và văn hoá của chủ thể…


Stress là nguyên nhân gây ra phần lớn các rối loạn tâm lý, các phản ứng cảm xúc có thể xảy ra cấp diễn, tức thì hay xảy ra chậm.


I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ STRESS

- Stress là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong vật lý học để chỉ một sức nén mà vật liệu phải chịu đựng.

- Đến thế kỷ thứ 17 stress từ ý nghĩa sức ép trên vật liệu được chuyển sang dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng.

- Hiện nay stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều tác giả sử dụng với những sắc thái khác nhau. Theo Hans Selye: "Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng". Theo J.Delay: "Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe doạ".

- Hiểu khái niệm chung về stress cho cả hai ý nghĩa bao gồm:

1. Tình huống stress dùng để chỉ tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra stress (stresseur).

2. Đáp ứng stress dùng để chỉ trạng thái phản ứng với stress (reaction).

- Stress bình thường là một tình huống stress nhẹ, đối tượng chịu đựng được và phản ứng thích nghi tốt. Đối tượng thu xếp được cân bằng mới thoả đáng.

- Stress trở nên bệnh lý khi tình thuống stress xuất hiện bất ngờ và quá mạnh hoặc không mạnh nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần vượt quá khả năng chịu đựng của đối tượng gây ra các rối loạn cơ thể, tâm thần và ứng xử gọi là các rối loạn liên quan stress (RLLQS).

II. CƠ CHẾ GÂY BỆNH CỦA STRESS

Hàng ngày, hàng giờ mỗi cá nhân trong xã hội phải chịu tác động của nhiều loại stress. Ví dụ: điều kiện sống khó khăn, làm việc quá tải và căng thẳng, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn trong gia đình, vợ chồng, con cái, mâu thuẫn với hàng xóm, với đồng nghiệp ...

Tuy nhiên stress có gây bệnh hay không còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố phức tạp.

Có hai nhân tố chính là: đặc điểm gây bệnh của stress và sức chống đỡ của nhân cách.

a) Đặc điểm gây bệnh của stress:

- Stress gây bệnh thường là những stress mạnh và cấp diễn (người thân chết đột ngột, tổn thất về kinh tế nặng nề). Có những stress tuy không mạnh và cấp diễn nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần gây căng thẳng nội tâm cũng có khả năng gây bệnh.

- Thành phần gây bệnh của stress là ý nghĩa thông tin chứ không phải là cường độ của stress (ý nghĩa gây bệnh của đám cháy không phải là cường độ ngọn lửa mà là giá trị của tài sản bị thiêu huỷ và hậu quả cụ thể đối với mỗi cá nhân).

- Những stress gây xung đột nội tâm làm cho cá nhân không tìm được lối thoát cũng thường gây bệnh (một đôi vợ chồng mâu thuẫn gay gắt và kéo dài nhưng không thể ly dị được vì đang còn lo nghĩ về những đứa con).

- Stress đập vào cá nhân thường gây bệnh nhiều hơn stress đập vào một cộng đồng (cơ chế chia sẻ gánh nặng, nỗi buồn).

b) Sức chống đỡ của nhân cách:

- Nếu đối tượng nhận thức tình huống stress không nguy hiểm và có thể chống đỡ được thì sẽ có một phản ứng thích hợp bình thường. Ngược lại nếu đối tượng nhận thức tình huống là nguy hiểm và không thể chống đỡ được thì sẽ xuất hiện một phản ứng bệnh lý.

- Cảm xúc không ổn định, lo âu, căng thẳng, né tránh cũng là những nét nhân cách dễ bị tổn thương.

- Cùng một phản ứng stress tuỳ theo phương thức phản ứng của đối tượng mà có thể biểu hiện bệnh lý khác nhau: lo âu, trầm cảm, khó thở, rối loạn tiêu hoá, cao huyết áp ...

- Những nét nhân cách sau đây dễ bị tổn thương: dễ xúc động, khó làm chủ bản thân, bi đát các tình huống stress; đánh giá cao các khó khăn và đánh giá thấp bản thân.

- Những nét nhân cách sau đây có sức chống đỡ với stress: sớm làm chủ được tình huống stress, có ý chí và tinh thần trách nhiệm, có khả năng thích nghi, mềm dẻo.

c) Môi trường và nhân cách tác động qua lại cảm ứng lẫn nhau rất mật thiết, khi cảm ứng những nét tiêu cực có thể gây ra trạng thái bệnh lý tập thể, khi cảm ứng những nét tích cực thì mỗi nhân cách trong tập thể lại được tăng thêm sức mạnh để chống đỡ stress.

d) Cơ thể khoẻ mạnh hỗ trợ tốt cho nhân cách chống đỡ với stress.


Nếu bạn cảm thấy mình đang có những dấu hiệu của stress, 15 gợi ý đơn giản sau sẽ giúp bạn cải thiện được phần nào tình trạng mình đang gặp phải.

1. Ưu tiên: Thật khó có thể nghỉ ngơi trong khi bạn đang một đống công việc. Nếu bạn biết bỏ qua công việc ở nhà khi đến cơ quan và ngược lại bỏ qua công việc ở cơ quan khi đã về nhà, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng xóa bỏ sự căng thẳng. Bởi mọi việc chỉ trôi chảy và đạt được hiệu quả cao khi bạn có một tâm trạng tốt để thực hiện vì không cảm thấy áp lực trước một “đống” công việc đang chờ mình giải quyết.

2. Phân chia công việc: Bạn  biết rằng việc gì bạn cần làm và việc gì bạn có thể trì hoãn. Hãy làm những nhiệm vụ cấp thiết đầu tiên. Suốt ngày làm việc chưa chắc đã mang lại hiệu quả. Bỏ công việc sang một bên, nghỉ ngơi sẽ giúp bạn hoàn thành công việc tốt hơn.
3. Thở: Rất nhiều người trong chúng ta còn chưa biết cách thở thế nào cho có lợi cho sức khoẻ. Bạn có thể tham gia các lớp yoga để học cách thư giãn và cách thở. Cố gắng thở sâu nhiều lần trong lúc làm việc, nhất là khi bạn cảm thấy có dấu hiệu của mệt mỏi và căng thẳng, hay  khi phải hoàn thành công việc đang đến gần, việc thở sâu sẽ giúp bạn lấy lại chút sinh khí để làm tốt hơn.
4. Nghỉ giải lao: Mặc dù bạn vẫn dồi dào năng lượng và cảm thấy thoải mái nhưng hãy tự cho mình một chút thời gian nghỉ ngơi trong giờ làm việc. Chỉ cần 5 đến 10 phút giải lao với một tách trà, hay nhắm mắt, hoặc nhìn lên bầu trời trong xanh, bạn sẽ được tiếp thêm nhiều năng lượng cho các hoạt động của mình.
 
5. Một mình: Nếu bạn cùng phòng với đồng nghiệp hay với chồng/vợ, bạn nên chọn cho mình những thời điểm thích hợp để có được khoảng không gian riêng.
6. Ra ngoài và tự thưởng cho mình cái gì đó: Bạn có thể đi xem phim, xem kịch hay đi nhảy ở quán bar. Hãy để mọi việc sang một bên, một mình thư giãn và tận hưởng những giây phút thoải mái nhất. Bất cứ lúc nào mệt mỏi bạn đều có thể dành cho mình một khoảng thời gian riêng như vậy.
Đôi khi cũng cần phải “trốn” khỏi vị trí làm việc đầy áp lực như thế này!
(Ảnh: baongay.com)

7. Dành thời gian cho gia đình. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc, bạn sẽ sao nhãng gia đình, điều này là nguyên nhân dẫn tới việc thiếu hụt tình cảm gia đình. Việc ở bên gia đình. cùng nhau ăn tối, xem tivi, chơi game hoặc đi dạo với người thân sẽ giúp bạn có được những cảm giác ấm áp, dễ chịu đến không ngờ. 8. Cười: Nếu bạn nói rằng mình đã già thì nụ cười là một phương thuốc tốt nhất. Khi bạn cười, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, nụ cười giúp bạn làm tươi mới lại chính mình. Tại sao bạn không thưởng thức một bộ phim hài, phim hoạt hình hay câu chuyện cười với bạn bè để thư giãn nhỉ, mọi căng thẳng sẽ biến mất?
9. Nhờ sự giúp đỡ: Bạn đừng bao giờ nghĩ rằng mình có thể làm tất cả mọi việc. Bạn không phải là siêu nhân. Có rất nhiều trọng trách trên vai bạn cả ở nhà lẫn ở công ty. Đừng ngần ngại kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người, nếu bạn không nói ra thì chẳng ai biết bạn đang gặp khó khăn gì. Sự thật cho thấy hầu hết mọi người được đề nghị giúp đỡ thường có cảm giác mình có giá trị, được tôn trọng và bạn đang cần họ. Như vậy, việc đề nghị giúp đỡ có lợi cho cả hai phía, bạn có nghĩ vậy không?
10. Bạn bè: Hãy gọi bạn bè đi uống café, nói chuyện và tận hưởng những giây phút bên họ. Khoảng thời gian bên bạn bè có thể giúp bạn xóa tan mọi ưu phiền, lo lắng.
11. Làm việc nhóm: Một người không thể biết hết mọi thứ chính vì vậy làm việc theo nhóm sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả công việc cao hơn. Bên cạnh đó, sự giao tiếp thường xuyên giữa các cá nhân với nhau sẽ tạo lên sự thân thiết và sợi dây tình cảm gắn bó giữa mọi người. Điều này sẽ giúp bạn có nhiều cảm hứng làm việc, bạn cũng có nhiều cơ hội học hỏi từ đồng nghiệp của mình. 12. Đi ngủ: Khi bạn mệt mỏi rất dễ dẫn tới stress, bởi vì bạn đang kiệt sức. Hãy cố gắng chợp mắt một vài giờ thậm chí chỉ mười năm phút. Nếu bạn không thể đi ngủ sớm, bạn có thể dậy muộn hơn, hay ngủ trưa. Khi bạn không ngủ ngay được, bạn vẫn cứ nhắm mắt và thư giãn, mọi mệt mỏi sẽ tan biến. Sau một giấc ngủ, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.
13. Thử vài cách thư giãn: Nếu bạn hợp với yahoo, điều đó rất tốt cho bạn. Hay bạn có thể thưởng thức nhạc nhẹ, ngồi thiền, dùng dầu tinh chất, hương liệu dược thảo, bạn cũng có thể đi spa hoặc massage để thư giãn. Có nhiều cách thư giãn giúp bạn loại bỏ stress trong cuộc sống.
14. Thể dục: Các bài tập thể chất có tác dụng lớn trong việc trị stress. Bạn có thể tham gia các môn như aerobic, bơi, đi xe đạp hay chạy bộ. Tập thể dục sẽ đốt cháy nhiều kalo và sẽ giúp bạn sảng khoái, bớt đi mỏi mệt và lo nghĩ.
15. Cuối cùng bạn hãy học tính kiên nhẫn: Kiên nhẫn là một điều  mà mỗi chúng ta nên có trong cuộc sống. Trước những khó khăn, bạn hãy tự đặt câu hỏi để tìm ra những lý do vì sao bạn sai, vì sao bạn không đạt kết quả tốt và điều gì quan trọng đối với bạn lúc này. Kiên nhẫn tìm câu trả lời nhiều khi lại mở ra cho bạn những cơ hội tuyệt vời đấy!
Trên đây chỉ là vài gợi ý nhỏ, bạn có thể áp dụng vài cách cho mình. Nhưng bạn hãy luôn ghi nhớ, khi mình không tự giải quyết được thì tốt nhất hãy đến gặp các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ có cách giúp bạn thoát khỏi stress.
Theo Askmen

0 Ý kiến:

Post a Comment

Hãy chia sẻ những nhận xét, góp ý của bạn với Blog kỹ năng bằng cách nhập vào khung dưới đây nhé!

- Bạn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách)Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bạn nhé! :-)

 
Top