Ở trên xe, ngoài kiến thức để thuyết minh với khách (thuyết minh từ 45 phút đến 1 giờ) không thể thuyêt minh hoài (nguy cơ bị khách quăng xuống xe là rất cao ^^) HDV thường tổ chức cho khách thư giản hoạt náo (thường là sau bữa ăn trưa, hoặc những điểm trên đường cần thuyết minh với khách mà HDV lỡ...để quên kiến thức ở nhà ). Thường là chia đội ra hát hò, hoặc trò chơi trên xe... Dưới đây là một số trò chơi nhỏ có thể tổ chức trên xe.

Hướng dẫn viên trên xe du lịch
HDV du lịch cũng phải biết thêm một số trò chơi để dự phòng những tình huống bất ngờ.


1. Đứng, ngồi, nằm, ngủ

Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.

Nội dung:

- Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:

+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.

+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.

+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.

+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

Cách chơi:

- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.

- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).

- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.

Phạm luật:

- Những trường hợp sau phải chịu phạt:

+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.

+ Không nhìn vào quản trò.

+ Làm chậm, làm không rõ động tác.

Chú ý:

- Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

- Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí.



2. Chức năng:

Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.

Nội dung:

- Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.

- Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:

Mắt: Nhìn

Tai: Nghe

Mũi: Ngửi

Miệng: Ăn

Cách chơi:
- Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.

- Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.

Ví dụ:

- Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...

Phạm luật:

- Chỉ sai với chức năng.

- Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.

- Không nhìn quản trò.

Chú ý:

- Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.

- Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.



3. Lời chào:

Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.

Nội dung:

- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:

+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.

+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.

+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.

+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.

Cách chơi:

- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.

- Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

Luật chơi:

- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.

- Làm không rõ động tác là sai.

Chú ý:

- Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

- Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.


4. Chơi Nối Từ (Nhớ dùng từ chỉ có hai tiếng Ví dụ: Ăn Cơm, Học tập, ....)

Cách Chơi:

Chia Xe Thành 2 đội: Đặt tên (nhớ tên ngắn cho dễ nhớ dễ gọi)

Cho hai đội One_Tù_Tỳ để tìm đội đưa ra từ trước


Ví dụ: Đội thắng là A và Đội thua là B

Đội A đưa ra từ: Đi học

Quản trò hỏi đội B là học gì?

Đội B phải trả lời, ví dụ: Học tập

Quản trò: Hỏi Đội A là tập gì?

Đội A phải trả lời Ví dụ: Tập sách

Quản trò: Hỏi đội B sách gì?

Đội B phải trả lời Ví dụ: Sách văn

....................

Cứ như thế tới một lúc nào đó sẽ có đội đưa ra từ mà khi hỏi đội kia không tìm ra từ để nói.

Ví dụ: Nhọn Hoắt

Khi quản trò hỏi Hoắt gì chắc chắn không có câu trả lời, vậy đội đưa ra từ đó thắng.

Trò chơi này có thể tiếp tục chơi lại nhưng nhớ không cho dùng tới từ vừa rồi đội kia không trả lời được.

Trò chơi này có những lúc rất thú vị là: Có Đội đưa ra từ đầu tiên thôi là đã làm đội kia phải thua rồi.


Một số trò chơi quen thuộc khác như: cậu cả, cô chín ; ghép 3 chữ thành 1 bài văn(mỗi người đọc 3 từ bất kì rồi người tiếp theo phải đọc nối theo sao cho nội dung có nghĩa), trò nếu thì, trò hát nối đuôi...


Xem thêm: Các trò chơi tập thể

0 Ý kiến:

Post a Comment

Hãy chia sẻ những nhận xét, góp ý của bạn với Blog kỹ năng bằng cách nhập vào khung dưới đây nhé!

- Bạn có thể nhận xét bằng cách chọn Comment as (Nhận xét với tư cách)Tên/URL hay Ẩn danh. Tuy nhiên bạn nên chọn Tên/URL với URL có thể để trống. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu bạn nhé! :-)

 
Top